Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/10, VN-Index đóng cửa ở mức 1281,08 điểm, giảm 5,26 điểm (0,41%). HNX giảm 1,76 điểm (0.76%) về mức 228,95 điểm. Toàn sàn có 15 mã tăng trần, 227 mã tăng giá, 861 mã đứng giá, 491 mã giảm và 12 mã giảm sàn.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8%. Giá điện chính thức tăng từ 2006,79 đồng/kWh lên 2103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
Giá điện tăng sau thời gian dài duy trì bán dưới giá thành sản xuất, nhằm cân bằng tài chính cho ngành điện.
Theo Quyết định 05, về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 26/3, giá điện được điều chỉnh khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với mức hiện hành.
Lý do điều chỉnh giá điện đầu tiên là giá bán bán bình quân thực tế đã biến động trên 3%, mức được điều chỉnh theo Quyết định này.
Nguyên nhân tăng giá điện tiếp theo nhằm giải bài toán cân bằng tài chính cho EVN. Với giá điện bán ra của năm 2023, tập đoàn này đang bán dưới mức giá thành sản xuất kinh doanh là 135,33 đồng một kWh, tương đương với 6,92%, theo Bộ Công Thương.
Về chi phí đầu vào, từ năm 2023, chỉ số giá than và khí tăng cao hơn rất nhiều năm 2021. Đến năm 2024, do xung đột Nga - Ukraine, dẫn tới làm cho thị trường than và khí, tỷ giá tăng.
Cụ thể, theo báo cáo của EVN, giá than năm 2023 tăng 22-74%, dầu thô cao hơn 39-47% so với bình quân 2020-2021. Tương tự, tỷ giá cũng tăng 1,9% so với năm 2022. Việc này làm tăng chi phí mua điện hoặc nhiên liệu theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) như tại các nhà máy nhiệt điện khí, than hay nguồn nhập khẩu từ Lào và các nhà máy điện tái tạo.
Cùng đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, EVN đã phải huy động tối đa các nguồn nhiệt điện, phát dầu, thay vì nguồn thuỷ điện, để đảm bảo đủ điện. Tỷ trọng nguồn giá rẻ (thủy điện) giảm từ 38% xuống 30,5%, trong khi các nguồn đắt (nhiệt điện than, khí) tăng từ 35,5% lên 43,8%.
Bên cạnh đó các chuyên gia cũng chia sẻ rằng nếu chúng ta tiếp tục duy trì giá điện mức thấp thì hậu quả là không thu hút đầu tư cho ngành điện. Đồng thời, không có động lực nào cho doanh nghiệp để sử dụng năng lượng tiết kiệm, thay đổi công nghệ.
Tăng giá điện ảnh hưởng ra sao tới doanh nghiệp?
Điện là đầu vào các ngành. Do vậy, việc tăng giá điện ảnh hưởng hầu hết các doanh nghiệp.
Tuy nhiên tùy vào mức độ tiêu thụ điện từng doanh nghiệp, sẽ có những tác động ở mức độ khác nhau. Theo đó, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện hơn có thể ảnh hưởng khá tiêu cực như xi măng, thép, hóa chất…
Theo ước tính của công ty chứng khoán, chi phí điện chiếm khoảng 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép. Trong khi với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất, mức này khoảng 9%.
Đáng chú ý nhất là lĩnh vực xi măng, do chi phí điện chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán. Còn với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện 4-5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nếu chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng, thì tổng lợi nhuận sẽ giảm. Trong trường hợp doanh nghiệp chuyển chi phí điện tăng bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.
Tuy nhiên trong bối cảnh sức cầu còn yếu, nhiều doanh nghiệp cho biết rất khó khăn và cân nhắc trong việc tăng giá bán.
Với vai trò là nhà phân phối chính, sức khỏe tài chính của EVN cso thể được cải thiện có ảnh hưởng tích cực đến tiến độ thanh toán cho các nhà máy sản xuất điện, cũng như dòng tiền đầu tư các dự án nguồn, lưới điện.
Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nắm bắt cơ hội để phát triển kinh doanh
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đã và đang triển khai dự án "Ecomo: Công nghệ xanh giúp tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường". Với mục tiêu luôn cung cấp các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nguy hại.
Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.
Khép lại phiên giao dịch ngày 15/10/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,600 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured