Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước tính đạt 15,5 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhu cầu sắn lát giảm mạnh trong năm nay, khiến hàng tồn kho tăng cao, một số doanh nghiệp buộc phải mở kho bán xả lỗ, quay vòng tài chính cho vụ mới 2024-2025.
Tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt 12,15 tỷ USD, tăng 15,73% so với tháng 9/2024 và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 65% so với mức bình quân của thế giới nên thường bị gắn với định kiến “chè Việt Nam là chè giá rẻ”.
Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng 10 tháng qua, Việt Nam vẫn chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Tiềm năng xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác từ Việt Nam sang các thị trường rất lớn. Giá các mặt hàng này cũng khá cạnh tranh so với hàng đến từ các quốc gia khác.
Với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước thì xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 8 triệu tấn và sẽ vượt kỷ lục của 2023.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 10 tháng 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 647,78 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,57 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, trái cây Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng tăng, xuất khẩu nông sản bằng đường sắt liên vận sang thị trường tỷ dân này đang là một hướng đi tiềm năng và đầy triển vọng.