Chốt phiên ngày 22/8, VN-Index giảm 1,27 điểm (0,1%), xuống mức 1282,78 điểm trong khi VN30-Index dừng ở mức 1318,57 điểm, tăng 0,88 điểm (0,07%). HNX-Index tăng 0,06 điểm (0,02%), dừng ở mức 238,47 điểm; HNX30-Index về mức 527,11 điểm sau khi giảm 0,72 điểm (0,14%).
Tỷ giá liên ngân hàng - tỷ giá các ngân hàng đang giao dịch với nhau trên thực tế - đà giảm đã hình thành 3 tháng gần đây, nhưng giảm liên tục và giảm mạnh nhất được ghi nhận trong vòng 1 tháng nay. Lần đầu tiên sau hơn 4 tháng, tỷ giá này mới lùi lại về dưới mốc 25.000 VND/USD.
Diễn biến này cũng khá tương đồng với diễn biến đồng USD trên thị trường thế giới, trong bối cảnh khả năng FED cắt giảm lãi suất ngày càng lớn và đồng USD yếu đi.
Chỉ số DXY (Chỉ số Đô la Mỹ) đang giao dịch quanh mức 101 điểm, tức giảm tới hơn 1% từ đầu tuần tới nay. Một số dự báo còn cho rằng, DXY có thể lùi về vùng 98 - 99 điểm vào cuối quý III. Do đó, đà giảm của cặp tỷ giá đô đồng trong nước có thể tiếp tục được duy trì.
Tỷ giá so với đầu năm mức tăng đã lùi về khoảng 2,7%, trong biên độ mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đề ra đầu năm. Áp lực tỷ giá dịu xuống, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm dư địa cho chính sách tiền tệ, duy trì mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng.
Bên cạnh đó nhìn sang thị trường Nhật Bản biến động của tỷ giá yên cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Nhìn về thời gian tới, không khó để nhận thấy rằng đồng yên có thể đang bước vào một thời kỳ tăng giá mạnh kéo dài. Với lãi suất ở Mỹ và các nền kinh tế phương Tây khác đã bắt đầu giảm và carry-trade đảo chiều, Nhật Bản có thể có thêm động lực để "bình thường hóa" lãi suất vì có niềm tin lớn hơn rằng thời kỳ giảm phát kéo dài nhiều thập kỷ suốt từ những năm 1990 đã kết thúc.
Thị trường cho rằng Tokyo giờ đây có thể thận trọng hơn với việc tăng lãi suất thêm lần nữa, vì lo ngại một động thái như vậy có thể gây đảo lộn thị trường chứng khoán như đã xảy ra vào đầu tháng này. Tuy nhiên, dữ liệu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) mới nhất của Nhật Bản có thể xoa dịu mối lo đó. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sắp có tân Thủ tướng, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào tháng tới.
Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu chính phủ Nhật kỳ hạn 2 năm đã giảm 1,1 điểm phần trăm trong 3 tháng trở lại đây, phản ánh kỳ vọng về sự thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa hai nền kinh tế. Chênh lệch này cần phải giảm thêm 1,7 điểm phần trăm nữa để quay trở lại mức bình quân 10 năm - điều có thể xảy ra tương đối nhanh chóng nếu Nhật tiếp tục nâng lãi suất và Fed hạ lãi suất.
Nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục tăng lãi suất, các nhà xuất khẩu của Nhật Bản và nền kinh tế nước này có thể gặp bất lợi bởi đồng yên mạnh lên. Nhưng mặt khác, đồng nội tệ mạnh giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu hàng hóa, cho phép tiền lương thực tế tăng mạnh hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, nếu yên tăng giá quá nhanh và quá cao, Nhật Bản sẽ phải can thiệp để làm dịu đà tăng đó.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Đặc biệt trong năm 2024, PGT Holdings đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại "Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng" của các nhà đầu tư.
Tại Hà Nội, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam như hệ thống Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Việc các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm và đến tham quan trực tiếp ngày càng khẳng định sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các Nhà đầu tư Quốc tế. Thông qua sự kiện lần này, một lần nữa khẳng định vai trò của PGT Holdings như 1 cầu nối, mắt xích quan trọng Việt Nam, Nhật Bản và Quốc tế.
Trước đó trong tháng 3/2024 CTCP PGT HOLDINGS đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng" năm 2024 với sự tham dự của hơn 22 nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Trong đó nổi bất với lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… Các nhà đầu tư tiềm năng đã thăm các công ty trong VN30 và được đi tham quan trải nghiệm những địa điểm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Tại TP. HCM, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam, khẳng định Việt Nam đang là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp toàn cầu, trong đó thị trường chứng khoán đã phát huy vai trò tích cực, là kênh dẫn vốn trong trung và dài hạn quan trọng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM)_Vinamilk, Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC), CTCP Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS), Công ty TNHH Chứng khoán Maybank, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (HOSE: HQC)... và các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Tại Đà Nẵng, các nhà đầu tư Nhật Bản được tham quan và tham gia chia sẻ các thông tin về môi trường đầu tư tại Thành phố Đà Nẵng. Có thể nói, nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm tới Đà Nẵng, sự hiện diện của nhiều dự án tại Đà Nẵng cũng như quan hệ kết nối hữu nghị lâu nay đã chứng tỏ Đà Nẵng là địa chỉ hấp dẫn đối với nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng được tham gia trải nghiệm tại Bà Nà Hills, khách sạn Mikazuki, phố cổ Hội An…
Thông qua sự kiện về xúc tiến thương mại đầu tư PGT Holdings tiếp tục tận dụng thế mạnh hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp để thúc đẩy phát kinh tế Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 22/8/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./