Kết thúc phiên giao dịch 4/9, VN-Index giảm 8,07 điểm (0,63%), về mức 1275,8 điểm; HNX-Index giảm 1,42 điểm (0,6%), về mức 236,14 điểm. Thị trường nghiêng về bên bán với 480 mã giảm và 263 mã tăng.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 588 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 13,7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 48,6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 960 tỷ đồng.
Đánh giá về xu hướng công nghệ năm 2024, các chuyên gia cho rằng, sự khác biệt của toàn cầu và Việt Nam về mặt công nghệ hiện nay gần như rất nhỏ. Trước đây thường có độ trễ, nhưng hiện nay Việt Nam đã theo thế giới rất nhanh, thậm chí có nhiều lĩnh vực chúng ta đã có những "đột phá".
Năm 2023, kinh tế số ước tính đã đóng góp khoảng 16,5% GDP của Việt Nam (tỉ trọng kinh tế số/GDP năm 2021, 2022 lần lượt là 11,9% và 14,3%), với tốc độ phát triển kinh tế số khoảng 20%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP và tiếp tục đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Vị thế của Việt Nam tiếp tục ghi nhận dấu ấn cải thiện trên bản đồ công nghệ thế giới khi được Liên Hợp Quốc đánh giá tăng 10 bậc về dữ liệu mở. Trong khi đó, chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index - GII) của Việt Nam năm qua đứng thứ 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp và là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Triển vọng của ngành công nghệ thông tin ở những tháng cuối năm
Năm 2024 hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Đây là năm phổ cập hạ tầng số, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ.
Về cơ bản, hành lang pháp lý xoay quanh chuyển đổi số và ngành công nghệ thông tin - viễn thông đang dần hoàn thiện, đưa ra các quy định rõ ràng, giúp tạo môi trường pháp lý minh bạch, thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong ngành, thiết lập nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam mở rộng và phát triển.
Về viễn thông, thương mại hóa 5G là bước tiến vượt bậc, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số. Việc triển khai 5G cũng tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và học máy (ML), giúp nâng cao hiệu suất và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự hội tụ và phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, tiên tiến như AI, IoT, ML, thực tế ảo, điện toán đám mây và điện toán lượng tử… Sự phát triển này tạo ra một hệ sinh thái công nghệ đa dạng và mạnh mẽ, thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới.
Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội phát triển ngành bán dẫn. Với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách ưu đãi, cùng với nguồn nhân lực chất lượng đã và đang được nỗ lực xây dựng, chi phí cạnh tranh, các doanh nghiệp tại Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển và mở rộng quy mô, tham gia vào thị trường bán dẫn.
Một yếu tố khác góp phần vào triển vọng sáng của ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong năm 2024 là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, các giải pháp bảo mật mới và tiên tiến. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghệ cung cấp các giải pháp và dịch vụ mới, từ phần mềm quản lý, ứng dụng di động đến các dịch vụ đám mây và nền tảng IoT. Triển vọng xuất khẩu phần mềm sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và Châu Á - Thái Bình Dương vẫn duy trì khả quan khi công tác chuyển đổi số được đẩy nhanh, trở thành xu thế tất yếu của thế giới.
Tuy nhiên, cũng theo kết quả khảo sát tỷ lệ doanh nghiệp kỳ vọng mức tăng trưởng mạnh mẽ vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2021-2022, cho thấy các doanh nghiệp vẫn thận trọng trước những biến động thị trường. Bối cảnh thị trường công nghệ đang mở ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đi kèm, đòi hỏi doanh nghiệp phải có cách tiếp cận chủ động, nhanh nhạy và toàn diện để tăng tốc.
Tuy nhiên, việc kết hợp AI còn khiêm tốn. AI chỉ mang lại giá trị tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp khi được áp dụng đủ sâu rộng.
Bên cạnh đó, câu chuyện thiếu vốn, chi phí đầu tư cao vẫn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp công nghệ trong quá trình ứng dụng các công nghệ mới, bên cạnh các vấn đề thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn hay khó khăn trong việc tích hợp, đảm bảo sự tương thích với hệ thống hiện có. Ngoài ra, các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu hay khó khăn trong việc thu thập và chuẩn bị dữ liệu cũng đặt ra những thách thức đáng kể trên hành trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới của cộng đồng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực phát triển
Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện nay tiếp tục dựa trên nền tảng "kiềng ba chân" vững chắc tương ứng với: tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ hiện nay, CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,500 VNĐ./