Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam
Diễn Đàn

Mới đây, BTEC FPT đã phối hợp với Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP. HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam”. Nhân dịp này, BTEC FPT cũng nhận giấy chứng nhận gia nhập Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP. HCM.

Trong khoảng một năm trở lại đây, ngành vi mạch bán dẫn trở nên rất nóng, nhất là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sang thăm Việt Nam vào tháng 9/2023 và ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Với mối quan hệ này, Việt Nam trở thành đối tác lớn trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn cho Hoa Kỳ. Nhiều cuộc viếng thăm của các tập đoàn vi mạch bán dẫn lớn đến từ Hoa Kỳ và các nước từ châu Âu, đã cho thấy chiến lược phát triển hệ sinh thái vi mạch bán dẫn đang hướng đến Việt Nam.

Tuy vậy, làm sao để nắm bắt cơ hội mới thúc đẩy ngành bán dẫn phát triển, một ngành công nghiệp trụ cột quan trọng của nền kinh tế số, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kỷ nguyên số hóa. Vì quả thực, trong những năm qua các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động, với nhiều tên tuổi lớn như Intel, Synopsys, Samsung, Viettel…

Thế nhưng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn vẫn trong thế đầu tư quy mô nhỏ, chưa xây dựng được hệ sinh thái bán dẫn, các nguồn lực hỗ trợ ngành phát triển còn thấp.

Tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam- Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo

Vào lúc này, nhà nhà nói về vi mạch bán dẫn, nhưng các doanh nghiệp lớn quốc tế vẫn còn dè dặt, cơ bản vì nhân lực đáp ứng cho ngành chưa đủ về số lượng lẫn chất lượng.

Ông Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho rằng, để tận dụng hoàn toàn tiềm năng mà Việt Nam đang có, chúng ta cần tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng để chuẩn bị đón đầu làn sóng đầu tư vi mạch mới tại Việt Nam. Và BTEC FPT là một trong những đơn vị của FPT nhận được trọng trách này. 

BTEC FPT được thành lập trên cơ sở liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT Education (Đại diện là Trường Cao đẳng FPT Polytechnic) và Tổ chức giáo dục Pearson - Vương quốc Anh, là hệ liên kết quốc tế của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, được công nhận là đơn vị đào tạo chính thức chương trình BTEC HND tại Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Phúc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP. HCM, Giám đốc cao cấp ứng dụng kỹ thuật của Tập đoàn Synopsys Vietnam, đã thông tin về toàn cảnh quá trình hoạt động của ngành Vi mạch Việt Nam, nhu cầu hiện nay và hướng phát triển mới cần nhiều nhân lực giỏi, có trình độ cao, có tiếng Anh lưu loát.

Với một công đoạn mà BTEC FPT lựa chọn chương trình đào tạo của Anh để giảng dạy và cấp bằng là kiểm tra và đóng góp con chíp, các sinh viên cũng cần biết hết những công đoạn làm nên con chíp đắt đỏ và vất vả, để ý thức nghiêm cẩn trách nhiệm với công việc mình đang làm.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Sơn, Trưởng khoa Kỹ thuật máy tính, Trường Đại học công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM, vi mạch bán dẫn hiện nay phát triển như vũ bão, đã khác trước đây rất nhiều, với những con chíp siêu nhỏ chỉ bằng DNA mà người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.

Với tốc độ xử lý nhanh, các chip nhớ AI đang làm mưa làm gió, do vậy trong làn sóng đầu tư mới hiện nay cũng phải xác định đã khác trước và công tác đào tạo, tiên phong hàng đầu, cũng phải đáp ứng để giải bài toán phát triển này.

Ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, khẳng định việc đào tạo được theo chuẩn quốc tế. Những sinh viên học xong không chỉ làm việc trong nước mà còn có thể ra nước ngoài làm việc.

Rõ ràng trong bối cảnh ngành vi mạch bán dẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty trong, ngoài nước đều rất chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để chuẩn bị cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam, chắc chắn các ban ngành, các doanh nghiệp, trường học đã và đang ráo riết đưa ra những giải phát nhằm phát triển nguồn nhân lực đón đầu làn sóng này.

Ông Lê Huỳnh Lân - Tổng Gám đốc Tập đoàn Mantis, doanh nghiệp chuyên về thiết bị điện tử âm thanh và loa điện tử cho biết, trong sự kiện Hội thảo Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho làn sóng đầu tư vi mạch tại Việt Nam, Mantis đã có MoU với HSIA và BTEC FPT, trong đó có nội dung cùng tiếp nhận sinh viên đến internship và tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn để có kinh nghiệm và lợi thế tay nghề khi xin việc.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lân cũng cho rằng các sinh viên cần lưu ý rèn luyện thêm các kỹ năng mềm để dễ dàng hội nhập với doanh nghiệp và công việc mang lại hiệu quả cao.

Nhân dịp này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM đã trao quyết định công nhận BTEC FPT là thành viên của hiệp hội.

Một loạt các hợp tác ghi nhớ cũng được ký kết giữa trường BTEC FPT với Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM và Câu lạc bộ Báo chí và Truyền thông Xanh, ký kết 3 bên giữa BTEC FPT - Tập đoàn Mantis và Hội Công nghệ Vi mạnh Bán dẫn TP.HCM…  

Hạ Duyên