Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong quá trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT), khi mà thị trường bán lẻ trực tuyến đang tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2024 chỉ ra rằng, Việt Nam đã trở thành thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất khu vực vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng GMV (Gross Merchandise Volume) lên tới gần 53%.
Chưa bao giờ việc mua sắm trở nên dễ dàng và giá rẻ như hiện nay. Hàng hóa từ Trung Quốc, từ quần áo, phụ kiện đến đồ điện tử, tràn ngập các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, TikTok Shop, Taobao và Temu...Sản phẩm được bán với giá cực rẻ, giao hàng nhanh chóng và thậm chí còn miễn phí ship, dù khoảng cách địa lý có thể lên tới hàng nghìn cây số. Người tiêu dùng Việt Nam đang tận hưởng lợi ích của thương mại xuyên biên giới, nhưng câu hỏi đặt ra là: Chúng ta được gì và mất gì từ sự bùng nổ này? Liệu mặt hàng có chất lượng và an toàn..
Thách thức của doanh nghiệp trong nước
Theo thông tin, sàn thương mại điện tử đình đám giá rẻ Temu đến từ Trung Quốc sắp ra mắt tại Việt Nam. Dù hiện tại website Temu Việt Nam vẫn còn rất thô sơ, chỉ có tiếng Anh (không có tiếng Việt); các sản phẩm đã được hiện thị bằng VND; chỉ có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển là Ninja Van và Best Express;... Nhưng điều này cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang tạo thế cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt gần như bị chi phối bởi các sàn thương mại nước ngoài.
Như vậy, tính đến thị thời điểm hiện tại thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị chiếm lĩnh bởi các sàn ngoại, mà chủ yếu đến từ Trung Quốc. Chẳng hạn, sàn Shopee thuộc Tập đoàn SEA Limited - một tập đoàn công nghệ đa quốc gia dù có trụ sở tại Singapore nhưng cổ đông lớn nhất là Tencent đến từ Trung Quốc; TikTok Shop thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc); Lazada thuộc sở hữu của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Trong đó, chỉ riêng: Shopee, TikTok Shop, Lazada đã chiếm lĩnh thị trường trong nước vượt trội, tổng giá trị hàng hóa chi phối lên tới hơn 90%.
Ngoài các sàn thương mại điện tử trên, 2 trang thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc khác là Taobao và 1688 cũng đã có những động thái tiếp cận thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, 1688.com - nền tảng thuộc Tập đoàn Alibaba chủ yếu phục vụ nội địa đã bất ngờ thêm ngôn ngữ tiếng Việt trên phiên bản iOS và hỗ trợ giao hàng tới địa chỉ người dùng ở Việt Nam. Trước đó, ứng dụng này chỉ có tiếng Trung Quốc.
Còn đối với ứng dụng Taobao chưa hỗ trợ tiếng Việt, tuy nhiên đã cho phép vận chuyển đến địa chỉ của người dùng tại Việt Nam. Về phí vận chuyển, "ông lớn" bán lẻ trực tuyến áp dụng chính sách vận chuyển miễn phí nội địa và thu phí đối với vận chuyển đến Việt Nam.
Trong báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2024 của Momentum Works nhấn mạnh, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng tổng giá trị hàng hóa theo năm là gần 53%. Tuy nhiên, việc nhiều sàn thương mại điện tử Trung Quốc cung cấp hàng hóa với giá siêu rẻ vào thị trường Việt Nam báo hiệu nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam, vốn đã chịu nhiều áp lực từ chi phí sản xuất, thuê mặt bằng và thuế, nay lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến quốc tế. Nhiều doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ truyền thống không thể theo kịp tốc độ phát triển của TMĐT và buộc phải tìm cách thay đổi mô hình kinh doanh để tồn tại.
Một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là chi phí vận hành cao và sự hạn chế trong khả năng cạnh tranh về giá. Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế về quy mô sản xuất lớn, nguồn nguyên liệu rẻ và hệ thống logistics tối ưu, thì doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc giảm giá thành sản phẩm và tăng tốc độ giao hàng.
Đặc biệt, vấn đề mấu chốt hiện nay là sự bất bình đẳng trong chính sách thuế giữa hàng hóa nhập khẩu qua kênh TMĐT và hàng hóa sản xuất trong nước. Theo thống kê, hầu hết các đơn hàng nhỏ lẻ từ Trung Quốc có giá trị dưới 1 triệu đồng, do đó không phải chịu thuế VAT. Điều này tạo ra lợi thế lớn cho hàng nhập khẩu qua kênh online so với hàng sản xuất trong nước, vốn phải chịu thuế VAT.
Giải pháp để phát triển TMĐT nội địa
Theo các chuyên gia, cũng cho rằng việc đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu qua TMĐT là cần thiết để tạo sự công bằng cho doanh nghiệp trong nước. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã loại bỏ chính sách miễn thuế cho các đơn hàng có giá trị nhỏ để đảm bảo sự công bằng trong thị trường nội địa.
Việc đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu qua kênh online không chỉ là một biện pháp tài chính mà còn là một bước quan trọng trong việc tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, các cơ quan quản lý cần có các công cụ công nghệ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
Bên cạnh đó, 1 số chuyên gia cũng chia sẻ, việc áp dụng chính sách thuế đối với TMĐT không hề đơn giản. Nó đòi hỏi một hệ thống quản lý công nghệ cao, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan như hải quan, thuế, và quản lý thị trường. Tuy nhiên, nếu có thể thực hiện tốt, điều này sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp trong nước và tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thay đổi tư duy kinh doanh để tận dụng lợi thế của TMĐT. Doanh nghiệp Việt cần tạo ra giá trị khác biệt mà các nền tảng TMĐT Trung Quốc không thể có. Các doanh nghiệp cần tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm tận dụng nguyên liệu địa phương để tạo ra sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng.
Có thể thấy rõ, làn sóng doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến từ Trung Quốc và các quốc gia khác đang đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng ta tìm ra những giải pháp sáng tạo nhằm duy trì và phát triển thị trường nội địa.
Cùng với đó, để vượt qua làn sóng bán lẻ trực tuyến từ nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào việc đổi mới mô hình kinh doanh, khai thác các sản phẩm đặc thù của địa phương và tận dụng công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh. Các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt nên đầu tư vào những sản phẩm có lợi thế tự nhiên như nông sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm xanh và bền vững – những mặt hàng mà thị trường quốc tế khó cạnh tranh về chất lượng và giá trị văn hóa. Đồng thời, việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tối ưu hóa quy trình logistics và áp dụng công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp Việt tăng cường trải nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng nội địa.
Các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ như ưu đãi thuế, đào tạo về chuyển đổi số và thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) sẽ là đòn bẩy quan trọng. Chính phủ cũng cần xem xét điều chỉnh quy định về thuế cho hàng hóa nhập khẩu qua kênh online nhằm tạo sự công bằng trong cạnh tranh. Đặc biệt, việc kết hợp các doanh nghiệp sản xuất và nền tảng bán lẻ trực tuyến trong nước để phát triển chuỗi cung ứng khép kín sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Từ góc độ dài hạn, các doanh nghiệp Việt cần liên kết chặt chẽ hơn với hệ thống thương mại quốc tế, học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường phát triển để không chỉ giữ vững thị trường nội địa mà còn vươn ra thế giới. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể chủ động vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội và phát triển bền vững trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Ngoài những giải pháp mang tính chiến lược về sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh và phát triển hệ thống phân phối đa kênh. Thương hiệu không chỉ giúp gia tăng giá trị sản phẩm mà còn tạo lòng tin và sự trung thành từ người tiêu dùng. Việc đầu tư vào marketing, đặc biệt là trên các nền tảng số như mạng xã hội, website thương mại điện tử và các ứng dụng mua sắm sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, và nắm bắt được những cơ hội kinh doanh PGT Holdings (HNX: PGT) đã và đang triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Quay trở lại với TTCK, kết thúc phiên giao dịch 23/10, VN-Index tăng 1,01 điểm (0,08%), lên mức 1270,9 điểm; HNX-Index tăng 1 điểm (0,44%), lên mức 226,5 điểm. Thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 420 mã tăng và bên bán có 294 mã giảm.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 535 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 12,8 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 40 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 652 tỷ đồng.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured