Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững
Tài Chính - Đầu Tư

Khép lại phiên giao dịch 12/09, VN-Index chốt ở 1256,35 điểm, tương ứng tăng 3,08 điểm (0,25%). Sắc xanh cũng hiện diện trên HNX và UPCoM. Chốt phiên HNX lên mức 231,90 điểm tăng 0,45 điểm (0,19%) điểm và UPCoM lên mức 92,73 điểm tăng0,4 điểm (0,44%).

Phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng chung của thế giới, là sự tiếp nối và nâng cao của các nỗ lực thúc đẩy ESG (môi trường, xã hội và quản trị). Xu hướng này không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà còn định hướng, thúc đẩy tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiêu dùng và sử dụng, quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, từ đó tạo ra những giá trị kinh tế và xã hội lớn hơn.

Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 1.

Nếu như trước đây, khi sản xuất, chúng ta chỉ nghĩ tới việc bán hàng thì giờ đây, chúng ta nghĩ xa hơn, tới cả việc tái sử dụng khi sản phẩm đã hết vòng đời. Trên thế giới, đã có một số hãng ô tô tiến hành thu mua xe cũ để tái chế, tận dụng lại những vật liệu có thể sử dụng được để sản xuất xe mới; hay như hãng Philips của Hà Lan tái sử dụng các bóng đèn tuýp để sản xuất đèn mới.

Tại Việt Nam, một số công ty chuyên xử lý rác thải công nghiệp, sử dụng lò đốt rác để đốt một phần rác thải và tạo ra điện năng, phần rác thải còn lại được đưa vào nhà máy tái chế, các vật liệu như sắt thép, nhôm được thu hồi và chế biến thành inox. Sản phẩm inox sau đó được bán cho các nhà sản xuất như Honda để làm khung xe máy.

Thúc đẩy tài chính xanh, các chuyên gia cho rằng cơ chế chính sách của Việt Nam về kinh tế xanh là khá tốt nhưng doanh nghiệp vẫn đang phải "tự chiến đấu", nếu không có một cơ chế thực thi đủ mạnh thì rất khó thành công. Một ví dụ cụ thể từ các nước láng giềng, Trung Quốc giảm lãi suất cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào tăng trưởng xanh, đồng thời thành lập Quỹ phát triển xanh quốc gia nhằm tài trợ một phần cho các dự án đầu tư thúc đẩy kinh tế xanh. Đây đều là nguồn lực nhà nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khuyến khích thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm môi trường.

Tăng cường giải pháp để thực hiện thúc đẩy tài chính xanh

Tuy nhiên, trước mắt, chính sách hỗ trợ tín dụng xanh, trái phiếu xanh vẫn đang gặp vướng mắc. Tập quán chung trên thế giới là thông qua các tổ chức độc lập để xác định xem dự án nào là dự án xanh để được cấp vốn xanh, từ đó mới có chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên hiện cơ quan quản lý chưa thống nhất được vấn đề này, nhưng quan điểm đang nghiêng theo hướng cần sự xác nhận trực tiếp từ cơ quan nhà nước hoặc một bên thứ ba chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, thay vì phương án thông qua tổ chức độc lập hoặc tổ chức cấp vốn xanh, để đảm bảo mức độ tin cậy khi doanh nghiệp hưởng hỗ trợ từ nhà nước.

Nâng cao năng lực và khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh, các chủ doanh nghiệp và giám đốc tài chính cần nắm rõ tiêu chí xanh của ngành mình trước khi tìm đến các quỹ tài chính xanh. Họ cần hiểu tại sao quỹ cần mình và tại sao mình cần quỹ, cũng như lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Không phải doanh nghiệp cứ "làm xanh" là được đầu tư, vì trong kinh doanh cốt lõi vẫn là lợi nhuận. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ có thể mang lại lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Sau các hội nghị từ COP26 đến nay là COP28, đầu tư vào tài chính xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, biến đổi khí hậu,… đã trở thành một xu thế trên phạm vi toàn cầu. Rất nhiều tiền đang trực chờ trên thị trường tài chính xanh, với nhiều loại quỹ đầu tư khác nhau, từ quỹ đầu tư trực tiếp (private equity) cho các doanh nghiệp phi niêm yết cho các đến quỹ đầu tư gián tiếp (ETF) cho các doanh nghiệp niêm yết.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đã có những công ty điện tái tạo gọi được vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có vốn xanh; các công ty cũng bắt đầu "xanh hoá" và tiếp cận được nhiều nguồn vốn. Tiếp cận nguồn vốn xanh không khó nếu doanh nghiệp tìm hiểu thật kỹ.

Thực tế triển khai áp dụng của một số doanh nghiệp

Trong 1 vài bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 2.

Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 3.

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 4.
Tài chính xanh: "Cuộc chơi" cho các doanh nghiệp phát triển bền vững- Ảnh 5.

Công nghệ Ecomo hoạt động như một chất xúc tác giúp đốt cháy hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải độc hại phát ra từ ống xả, tạo ra hiệu suất tương đương với lượng nhiên liệu sử dụng ít hơn. Có thể sử dụng cho các máy móc thiết bị trong lĩnh vực, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải, xây dựng hạ tầng, khai thác… giúp giảm chi phí vận hành và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của khí thải.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 12/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV