Kết thúc phiên giao dịch 13/11, VN-Index tăng 1,22 điểm (0,1%), lên mức 1246,04 điểm; HNX-Index giảm 0,48 điểm (0,21%), về mức 226,21 điểm. Thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán có 358 mã giảm và bên mua có 311 mã tăng.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 587 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 13,7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 41,3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 860 tỷ đồng.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, khảo sát 5,000 đáp viên tại năm quốc gia, trong đó bao gồm 1,000 người từ Việt Nam. Đây cũng là năm thứ hai UOB hợp tác với Công ty Tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu của UOB cho thấy, tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam với hơn 70% người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước từ 6 - 12 tháng tới, cao hơn 18 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực ASEAN.
Người tiêu dùng Việt Nam cũng lạc quan nhất khu vực về vấn đề tài chính cá nhân, với 90% kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính ổn định hoặc khá hơn vào tháng 6/2025, tiếp theo là Indonesia (89%) và Thái Lan (82%).
Theo các chuyên gia của UOB, nỗi lo suy thoái đã giảm đi so với năm ngoái, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính; trong đó nhóm Gen Z thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%).
Lạm phát gia tăng vẫn là mối lo ngại tài chính hàng đầu, được nêu ra bởi 60% số người được khảo sát ở Việt Nam, tiếp theo là lo ngại về sự gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình (53%).
Tuy nhiên, những con số này lần lượt cho thấy mức giảm tương ứng là sáu điểm phần trăm và chín điểm phần trăm so với tỷ lệ của năm 2023, căng thẳng xung quanh việc tăng giá cả trong nước đã giảm bớt.
Thực tế, lạm phát toàn cầu giảm nhiệt đã làm giảm bớt áp lực nhập khẩu lạm phát của Việt Nam, với chỉ số giá nhập khẩu trung bình trong 9 tháng giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu thế giới thấp hơn trong năm nay cũng tác động tích cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, hiện vẫn đang được kiểm soát ở mức 3,9% (số liệu quý III/2024) - thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 4,0-4,5%
Theo nghiên cứu, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu; trong đó, ba hạng mục hàng đầu là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Người tiêu dùng Việt Nam cũng chi nhiều hơn cho các trải nghiệm như kỳ nghỉ, ăn uống sang trọng, hòa nhạc và lễ hội so với người tiêu dùng trong khu vực, với 42% người khảo sát ở Việt Nam cho biết đã chi tiêu nhiều hơn cho những lĩnh vực này, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực ASEAN là 35%.
Nghiên cứu Tâm lý người tiêu dùng ASEAN cũng cho thấy, gần 60% người tiêu dùng Việt Nam đã dành ra ít nhất ba tháng chi phí cho các trường hợp khẩn cấp, cao hơn mức trung bình của khu vực là 54%.
Gần một nửa số người được hỏi cho biết thường xuyên tiết kiệm hơn 20% thu nhập hàng tháng của mình, chủ yếu là ở nhóm Gen Y (26-41 tuổi).
Mặt khác, nhu cầu đầu tư cũng rất mạnh mẽ, với 63% người tiêu dùng Việt Nam phân bổ hơn 10% thu nhập trong năm của mình cho các khoản đầu tư - cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.
Bắt nhịp với xu hướng phát triển của hiện nay, PGT Holdings cũng triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là "Tax Free Online.jp". "Tax Free Online.jp" _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.
Chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 13/11/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 7,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured