Đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam có sự đóng góp lớn nhất là nhóm Bất động sản, Giao thông vận tải, Năng lượng và Dịch vụ tài chính.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tháng 7 giao dịch sôi động với chỉ số VNIndex tăng 9,2% lên 1.223 điểm sau khi vượt mốc 1.200 điểm, thanh khoản cải thiện mạnh với ADTV (Khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày) tăng 8% so với tháng trước.
Đà tăng lan tỏa trên toàn thị trường với hầu hết các nhóm ngành đều tăng giá và có 331 mã tăng, chỉ có 74 mã giảm. Khối tự doanh đẩy mạnh mua ròng với giá trị mua ròng 2,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu ở các mã VPB, FPT, KDH. Tuy nhiên, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên VNIndex với giá trị ròng 33,7 triệu USD, nâng mức bán ròng từ đầu năm lên 46,7 triệu USD.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã công bố Báo cáo tài chính quý 2/2023 với tổng lợi nhuận sau thuế của 389 mã trong VNIndex tăng 5% so với quý trước. Ảnh minh hoạ.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã công bố Báo cáo tài chính quý 2/2023 với tổng lợi nhuận sau thuế của 389 mã trong VNIndex tăng 5% so với quý trước và chỉ giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đóng góp lớn nhất là nhóm Bất động sản, Giao thông vận tải, Năng lượng và Dịch vụ tài chính, khép lại mùa công bố kết quả kinh doanh với kết quả tốt hơn mong đợi.
Vietcombank (HOSE: VCB, tăng 8,2%), sở hữu Vietcombank Remittance là công ty vừa ký kết thỏa thuận toàn diện với EzyRemit Worldwide của Úc và chính thức đưa kiều hối từ Úc về Việt Nam, tiếp tục là chứng khoán đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của VNIndex.
Theo sau là Vinhomes (HOSE: VHM, tăng 14.%) với doanh thu quý 2/2023 tăng 7,3 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận ở mức 9,6 nghìn tỷ đồng so với mức 509 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái và là doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập quý 2 của VNIndex.
Nguồn: Công ty chứng khoán ACBS
Xét về phía giảm giá, HVN (giảm 7,2%) là mã giảm lớn nhất sau khi 2,2 triệu cổ phiếu này bị hạn chế giao dịch trên HOSE từ ngày 12/7, sau thông báo bị đưa vào diện giám sát từ tháng 5/2023 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết hạn.
Trong đợt rà soát chỉ số tháng 7/2023, HOSE đã công bố loại 2 cổ phiếu bất động sản là NVL, cổ phiếu bị cảnh báo do chậm nộp báo cáo tài chính, và PDR, mã có vốn hóa giảm dưới ngưỡng top 40, ra khỏi danh mục VN30 và thay thế bằng hai cổ phiếu ngân hàng là SHB và SSB.
Tỷ trọng của nhà đầu tư cá nhân trong nước trong tổng giá trị giao dịch tiếp tục tăng lên 86,8% trong tháng 7. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên VNIndex trong tháng 7 với giá trị ròng 33,7 triệu USD, nâng mức bán ròng từ đầu năm lên 46,7 triệu USD.
Lĩnh vực môi giới chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng với tốc độ cao. Số lượng tài khoản mở mới trong năm 2022 sẽ đạt 2,6 triệu tài khoản, tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ người dân tham gia thị trường chứng khoán lên 5% vào năm 2025 và 10% vào năm 2030.
Trong ngắn và trung hạn, việc giảm lãi suất của NHNN sẽ có tác động tích cực lên thị trường chứng khoán cũng như kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán.
Thị trường phục hồi cùng với thanh khoản cải thiện sẽ hỗ trợ tích cực cho các mảng kinh doanh chủ chốt của các công ty chứng khoán như môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.
Thị trường vốn của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đặc biệt là lĩnh vực tư vấn, bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù đối mặt với những sự cố trong thời gian gần đây, tuy nhiên đây vẫn là mảng nhiều tiềm năng phát triển, qua đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty chứng khoán.
Lĩnh vực môi giới chứng khoán mặc dù có nhiều dư địa tăng trưởng nhưng đồng thời có mức độ cạnh tranh rất cao. Tại Việt Nam có rất nhiều công ty chứng khoán trong khi sản phẩm ít có sự khác biệt.
Thanh Thủy