Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khó đẩy vốn vào sản xuất, kinh doanh, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… tiềm ẩn nhiều rủi ro, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn mà nhiều người tin tưởng.
Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều chỉnh lãi suất dao động từ 3,1%/năm đến 5,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 1 - 24 tháng.
Ngân hàng Bac A Bank tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng với mức điều chỉnh trung bình từ 0,1 - 0,15%/năm. Hiện lãi suất của ngân hàng này dao động ở ngưỡng 3,8% - 5,85%/năm ở kỳ.
Ảnh minh họa, internet
Ngân hàng LPBank đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm tăng mạnh từ 0,3 - 0,6%/năm lãi suất tiết kiệm từ 1 - 60 tháng. Mức lãi suất niêm yết cao nhất tại ngân hàng này là 5,9%/năm áp dụng cho kỳ hạn 18 - 60 tháng.
Ngân hàng Bac A Bank tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 1 đến 11 tháng với mức điều chỉnh trung bình từ 0,1 - 0,15%/năm. Hiện lãi suất của ngân hàng này đang dao động ở ngưỡng 3,8% - 5,85%/năm ở kỳ hạn 24 tháng.
Trong khi đó, ngân hàng Techcombank lại giảm lãi suất tiết kiệm 2 lần với mức giảm trung bình mỗi lần là 0,1%/năm. Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Techcombank hiện niêm yết ở mức 4,75%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng.
Trước đó, làn sóng tiết kiệm tăng bắt đầu từ tháng 4 và liên tục lan rộng. Chỉ riêng nửa cuối của tháng 4 ghi nhận 15 ngân hàng tăng lãi suất. Đà tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục duy trì các tháng tiếp theo và chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân. Theo đó, mỗi tháng trên 20 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động.
Trong bối cảnh này, một số ngân hàng nhỏ đã gặp nhiều khó khăn về việc huy động vốn vì phải chịu áp lực thanh khoản. Áp lực thanh khoản là tình trạng các ngân hàng gặp khó khăn trong việc duy trì đủ tiền mặt hoặc tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong một khoảng thời gian nhất định.
Những ngân hàng có quy mô nhỏ thường có ít khách hàng gửi tiền và phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng để duy trì thanh khoản. Nhiều ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút vốn. Lãi suất huy động ở trên thị trường liên ngân hàng đều gia tăng, góp phần làm gia tăng chi phí vốn của ngân hàng.
Các biến động lãi suất này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch quản lý tài chính của nhiều người. Theo đó, khi lãi suất tăng, tiền gửi tiết kiệm sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, giúp tăng thu nhập thụ động. Đây là cơ hội tốt để gia tăng tài sản cho những người có khoản tiền nhàn rỗi. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, lợi nhuận từ tiền gửi cũng giảm theo. Điều này có thể khiến nhiều người cân nhắc lại kế hoạch chi tiêu của mình, trở nên tiết kiệm hơn.
Huyền My (t/h)