Theo Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nếu có động lực hỗ trợ và tháo gỡ những bất cập nội tại trong sản xuất, chế biến và cả chuỗi giá trị, xuất khẩu tôm năm 2025 có thể hướng tới mục tiêu trên 4 tỷ USD.
Trong tháng đầu năm, xuất khẩu sắn của Việt Nam tuy giảm về cả số lượng và giá trị nhưng vẫn là nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới về sắn.
Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, tình trạng giá gạo xuống quá thấp hiện nay rất đáng lo ngại. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần linh hoạt trong chiến lược tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới.
Tháng 1/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang 6 thị trường/khu vực thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Tính chung, tổng trị giá xuất khẩu sang 6 thị trường/khu vực thị trường này đạt 26,01 tỷ USD, chiếm gần 80% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Khởi đầu năm 2025 không quá tệ nhưng rủi ro thuế quan vẫn phủ một bóng mây lên triển vọng thương mại. Theo HSBC, Việt Nam là quốc gia đối diện với rủi ro thuế quan cao nhất trong ASEAN do có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.
Nếu Hoa Kỳ áp dụng thuế 25% với toàn bộ hàng nhập khẩu, sản phẩm nhôm, thép Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Hoa Kỳ chưa thể đáp ứng ngay.
Lượng ô tô nhập khẩu thấp hơn do vướng thời gian làm các thủ tục thông quan và nghỉ Tết dài nên lượng xe về nước trong tháng 1 chủ yếu sẽ được lưu kho và dành cho thời gian sau Tết.
Năm 2024 là năm khó khăn với ngành Xi măng, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn Việt Nam đã xuất khẩu gần 30 triệu tấn xi măng và clinker, thu về trên 1,15 tỷ USD.
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024.