Sắt thép nhập khẩu liên tiếp đổ bộ về thị trường Việt Nam suốt từ đầu năm đến nay. Tính chung 10 tháng/2024, lượng nhập khẩu sắt thép đạt 14,71 triệu tấn với trị giá là 10,48 tỷ USD.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp chọn con đường chính ngạch nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam với tính pháp lý rõ ràng, rủi ro thấp hơn và có thể tiếp cận được nhiều thị trường lớn.
Nửa đầu tháng 11, cả nước nhập khẩu 10.129 ô tô nguyên chiếc các loại, so với cùng kỳ 2023, lượng ô tô nhập khẩu tăng tới 173,3%. Đây là một trong những kỳ (theo chu kỳ nửa tháng) có lượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo số liệu thống kê được Tổng cục Hải quan công bố, từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 352,38 tỷ USD và nhập khẩu đạt 329,1 tỷ USD.
Với kết quả 1,16 tỷ USD đạt được trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đã vượt được mốc 1 tỷ USD sau 10 năm và dự báo cả năm 2024 sẽ lập mốc kỷ lục mới với 1,3 tỷ USD.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Năm 2024, ngành dệt may ước đạt xuất siêu 19 tỷ USD, tăng 6,93% so với năm 2023.
Liên tiếp 3 năm gần nhất, tính từ khi có FTA, xuất khẩu của nước ta sang Anh được cải thiện mạnh mẽ, xuất siêu lớn. Dự báo, thương mại song phương Việt - Anh trong năm 2024 có thể đạt 8,5-8,7 tỷ USD.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 15.467 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 9.035 triệu USD, tương đương 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Việt Nam và Brazil cam kết phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 8 tỷ USD trong năm 2024, đạt 10 tỷ USD vào năm 2025 và 15 tỷ USD vào năm 2030.