Thời gian qua, nhiều chương trình, dự án, như Chương trình Thực tập sinh kỹ năng, Chương trình lao động kỹ năng đặc định, Chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA),... đã được Bộ phối hợp với phía Nhật Bản triển khai và đạt được nhiều kết quả.
Đây là một kết quả rất tích cực thể hiện chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh, lao động Việt Nam sang Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây.
Đơn cử như năm 2016, có khoảng 200 nghìn người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản, thì đến nay con số này lên tới 570 nghìn người. Điều đó cho thấy Nhật Bản là đất nước được nhiều lao động Việt Nam tin tưởng, lựa chọn để sinh sống, học tập và làm việc.
Vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chương trình mới thay thế cho chương trình thực tập sinh kỹ năng cũ. Chương trình mới sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi người nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản, tạo cơ hội cho người lao động làm việc lâu hơn tại Nhật Bản, qua đó giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do dân số già hóa tại quốc gia này
Chế độ mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ tiếng Nhật nhất định. Vì thế, việc quan tâm tới đào tạo nhân lực trước khi phái cử sang Nhật Bản làm việc là rất quan trọng. Đồng thời, Bộ LĐTB&XH tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ Dự án "Hỗ trợ kết nối thông tin việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" mà Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) đang triển khai.
Hiện nay các cơ sở y tế của Nhật Bản đang mong muốn tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam theo Chương trình đưa điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (Chương trình VJEPA). Song, số ứng viên tham gia chương trình này chưa đáp ứng được nhu cầu, mặc dù phía Nhật Bản đã nới lỏng một số tiêu chí như giảm thời gian đào tạo tiếng Nhật xuống 3 tháng. Phía Nhật Bản cũng mong muốn hai quốc gia sớm khởi động việc đàm phán thỏa thuận bảo hiểm xã hội song phương giữa hai nước.
Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về lao động để duy trì số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản tương đương con số của năm 2023.
Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nắm bắt cơ hội tạo cầu nối học tập - làm việc tại Nhật Bản
PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư.
Trong tháng 9/2024, Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có buổi gặp gỡ và làm việc cùng đoàn doanh nghiệp đến từ Nhật Bản (trong đó có CTCP PGT Holdings (HNX:PGT)) cùng với sự tham gia của các sinh viên Quốc tế, đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác quốc tế của nhà trường.
Một trong những điểm nhấn chính của buổi gặp gỡ là lễ ký kết Hợp tác (MOU) giữa Trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn và các doanh nghiệp Nhật Bản. Mở ra cơ hội hợp tác trong việc tạo điều kiện thực tập và việc làm cho sinh viên tại Nhật Bản, đặc biệt là các bạn sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.
Theo TS Hoàng Văn Phúc - hiệu trưởng Trường cao đẳng Bách khoa Sài Gòn chia sẻ, một trong những mấu chốt trong mối hợp tác nằm ở các doanh nghiệp đối tác Nhật - những đơn vị trực tiếp nhận sinh viên đến thực tập và làm việc. Nhiều năm qua, trường kết hợp trực tiếp với các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật trực thuộc các hiệp hội của Nhật mà không thông qua bên thứ ba. Do vậy việc thương thảo cho sinh viên quốc tế của trường đến Nhật thực tập không khó.
"Bản thân các tập đoàn, doanh nghiệp Nhật cũng có nhu cầu nguồn lao động. Họ không yêu cầu gì thêm ở các sinh viên Myanmar ngoài việc đảm bảo chất lượng kiến thức, kỹ năng và hồ sơ rõ ràng", ông Phúc nói.
Các sinh viên còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện để các bạn được tìm hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp trong tương lai..
Quay trở lại TTCK, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/9, VN-Index giảm 1,96 điểm (0,16%), về mức 1253,27 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (0,1%), về mức 231,45 điểm. Thị trường nghiêng về bên bán với 372 mã giảm và 287 mã tăng.
Thanh khoản thị trường ghi nhận với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 517 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 11,2 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 38,6 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 721 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 11/9/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured